(KTSG Online) – Các nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải nhà kính bằng cách sử dụng phân bón có hàm lượng carbon thấp thay thế cho phân bón truyền thống, “thủ phạm” gây ra khí thải trong chuỗi giá trị của họ.
Nestlé đang thử nghiệm sử dụng phân bón carbon thấp trong chuỗi cung ứng để giảm khí thải nhà kính. Ảnh minh họa: Nestle.com
Đối mặt các quy định yêu cầu công bố về phát thải nhà kính trong toàn bộ chuỗi cung ứng vào năm tới, các tập đoàn thực phẩm và đồ uống gồm PepsiCo, Heineken và Nestlé đã tìm đìm đến các công ty khởi nghiệp (startup) về “phân bón xanh” để giảm mức phát thải.
Phân bón hỗ trợ sản xuất một nửa thực phẩm trên thế giới nhưng đồng thời cũng góp phần phát thải carbon đáng kể. Theo các chuyên gia trong ngành, phân bón sử dụng sử dụng để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 15% tổng lượng khí thải từ chuỗi cung ứng bia và 35-40% đối với chuỗi ung ứng bánh mì.
Theo nghiên cứu của tạp chí Nature Food, phân bón làm từ nitơ và phân trang trại tạo ra 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, tương đơng 2,6 tỉ tấn carbon mỗi năm, nhiều hơn lượng khí thải từ ngành hàng không và vận tải biển toàn cầu cộng lại.
“Phân bón là nguồn phát thải cao nhất đối với hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là đối với bánh mì và ngũ cốc”, Petter Ostbo, CEO của Atlas Agro, một startup về phân bón xanh ở Thụy Sĩ, nói. Ông cho biết hiện nay, có nhiều công nghệ giúp giảm khí thải từ chất dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng các nhà sản xuất thực phẩm cần chung tay hỗ trợ phát triển chúng.
Các hãng thực phẩm đang nhận thấy cần phải thay đổi. “Chúng tôi là công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới, vì vậy, nếu chúng tôi không giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nàym thì những công ty còn lại còn hy vọng gì?” Matt Ryan, người đứng đầu bộ phận nông nông nghiệp tái sinh của chi nhánh của Nestlé ở Anh, nói.
Theo quy định mới, kể từ tháng 1-2024, các công ty được thành lập tại Liên minh châu Âu (EU) phải báo cáo lượng khí thải carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng, được gọi là phát thải “phạm vi 3”. Các cơ quan quản lý của Mỹ cũng đang nghiên cứu các quy tắc công bố thông tin khí thải tương tự.
Sản phân bón tạo ra carbon, chiếm gần 1,5% lượng khí thải toàn cầu Nhưng sau khi được bón vào đất, vi khuẩn trong đất sẽ phân hủy chất dinh dưỡng này, tạo ra oxit nitơ, có tác động đến hiện tương nóng lên toàn cầu lớn hơn carbon 265 lần. .
Đối mặt với những quy định công bố khí thải, ngành công nghiệp phân bón và các đối tác đã tăng cường nỗ lực sản xuất amoniac (NH3) có hàm lượng carbon thấp hơn . NH3 một thành phần quan trọng trong phân bón gốc nitơ.
Pawel Kisielewski, CEO của CCm Technologies, là một trong những người sáng lập công ty khởi nghiệp được hưởng lợi từ sự quan tâm ngày càng tăng đối với phân bón xanh.
CCm Technologies trộn carbon thu được từ các hoạt động công nghiệp với các nguyên liệu hữu cơ, bao gồm bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và phế phẩm từ các nhà máy thực phẩm, để tạo ra phân bón xanh cho cây trồng.
Gần đây, công ty đã hợp tác với Nestlé và Cargill để sử dụng vỏ ca cao thu từ một nhà máy sản xuất bánh kẹo ở thành phố York (Anh) cho phân bón carbon thấp. Sản phẩm này đó sẽ được sử dụng tại 120 trang trại trồng trọt trong chuỗi cung ứng của Nestle ở hạt Suffolk và hạt Northamptonshire của Anh. Theo Kisielewski, quy trình sản xuất phân bón của CCm sẽ giúp giảm ít nhất 70% lượng khí thải. Ông cho biết thêm, công ty có kế hoạch tăng gấp ba sản lượng trong vài năm tới và mở rộng hoạt động ở châu Âu.
Matt Ryan của Nestlé cho biết, phân bón chiếm một nửa tổng lượng khí thải được tạo ra trong ngành lúa mì. Ông ghi nhận phân bón xanh vừa giúp giảm chất thải vừa giúp giảm lượng khí thải ở phạm vi 3.
Trong lĩnh vực đồ uống có cồn, nỗ lực sản xuất bia có hàm lượng carbon thấp đã thúc đẩy Heineken đầu tư vào startup phân bón xanh FertigHy. Công ty khởi nghiệp này có kế hoạch xây dựng nhà máy đầu tiên ở Tây Ban Nha vào năm 2025 và đặt mục tiêu có hai nhà máy, mỗi nhà máy sản xuất 1 triệu tấn phân bón carbon thấp mỗi năm kể từ năm 2029. FertigHy sẽ sản xuất NH3 bằng cách sử dụng hydro từ quá trình điện phân nước dựa trên nguồn điện tái tạo.
Alberto Maynez, Giám đốc chiến lược tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô của Heineken, cho rằng, để đạt được mục tiêu đưa lượng phái thải nhà kính ròng về mức zero vào năm 2040, nhà sản xuất bia này cần nguồn cung phân bón có hàm lượng carbon thấp.
Tesco, chuỗi bán lẻ thực phẩm lớn nhất Anh, cũng đang hợp tác với các nhà sản xuất phân bón carbon thấp, bao gồm CCm. Gần đây, nhà bán lẻ này đã thử nghiệm sử dụng phân bón xanh để sản xuất các loại rau củ như rau diếp, cà rốt và khoai tây với mức giảm phát thải 50%. Sang năm, Tesco sẽ tăng diện tích trồng thử nghiệm rau củ sử dụng phân bón xanh gấp 10 lần, lên 13.000 hecta.
Peter Taylor, Giám đốc nông nghiệp của TH Clements, một nhà cung cấp rau củ cho Tesco, nhận định, nhu cầu về phân bón có hàm lượng carbon thấp có tiềm năng bùng nổ trên toàn cầu khi ngành nông nghiệp bước vào cuộc chuyển đổi lớn.
Tuy nhiên, các sản phẩm phân bón xanh vẫn còn đắt đỏ, một phần do sản lượng lượng còn thấp. Alzbeta Klein, người đứng đầu Hiệp hội Phân bón quốc tế, cho biết, chưa công nghệ mới nào về phân bón xanh được mở rộng quy mô.
Một số lãnh đạo ngành thực phẩm cho rằng, việc chuyển đổi sang chất dinh dưỡng cho cây trồng có hàm lượng carbon thấp cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Điều này sẽ giúp khoảng cách giá giữa phân bón truyền thống và các loại phân bón thay thế, hiện ở mức khoảng 200 đô la Mỹ /tấn.
Theo José Antonio de las Heras, CEO của FertigHy, thị trường phân bón carbon thấp hiện này còn quá nhỏ. Ryan của Nestle dự báo giá sẽ giảm khi khối lượng phân bón xanh tăng, nhưng để điều này xảy ra, các nhà sản xuất thực phẩm cần bắt tay hợp tác.
Theo Financial Times